Ý Kiến Khách Hàng

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Tìm hiểu chứng mất ngủ khi mang thai ở phụ nữ

Mất ngủ khi mang thai là nỗi ám ảnh của hầu hết tất cả mẹ bầu khi mang thai. Việ khi mang thai mất ngủ triền miên sẽ khiến mệt mỏi, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ mang thai

Mang thai ở những tháng đầu tiên đặc biệt là tháng đầu khi cơ thể phải huy động máu và oxy để hình thành nhau thai và nuôi dưỡng bào thai, sẽ khiến các bà bầu mệt mỏi, do đó sẽ muốn ngủ nhiều hơn. Nhưng ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ thì hiện tượng mất ngủ khi mang thai còn diễn ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân tạo nên chứng mất ngủ cho bà bầumất ngủ khi mang thai

Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng

Sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng gây ra những vấn đề về tiêu hóa và dẫn đến chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Do hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai thường hoạt động kém và yếu hơn so với bình thường. Thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón.

Thiếu oxy

Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở.

Những yếu tối khác

  • Khi mang thai, nhịp tim của phụ nữ tăng để bơm máu nhiều hơn đến dạ con, do đó tim phải làm việc mệt hơn bình thường rất nhiều.
  • Trong suốt quá trình mang thai, thận phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm khối lượng máu
  • Lo lắng, căng thẳng về sự phát triển của thai nhi. Những áp lực, khó khăn trong công việc hàng ngày, hoặc các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn... khiến bà bầu ngủ không ngon giấc.

Tác hại của việc mất ngủ ở phụ nữ mang thai

Khi mang thai, giấc ngủ của phụ nữ có thể thay đổi như sau:

Giai đoạn đầu của thai kỳ

Mẹ bầu bị mất ngủ khi mới mang thai là do các hormone thay đổi trong đó nồng độ progesterone tăng lên, khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm. Bà bầu thường mệt mỏi hơn vào ban ngày, do đó cần ngủ nhiều hơn.
mất ngủ khi mang bầu

Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ

Lúc này thi nhi lớn dần giấc ngủ bị giảm sút không còn sâu giấc. Bà bầu thức giấc vào ban đêm nhiều hơn và tổng thời gian ngủ trong ngày giảm xuống.
Phụ nữ mang thai mất ngủ triền miên có thể gặp vấn đề về giấc ngủ sau này, khi bé được sinh ra, người mẹ chưa thích nghi với lịch sinh hoạt của bé, tạo ra nhiều thách thức đối với giấc ngủ của mẹ.

Gợi ý giảm chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai

  • Khi mang thai, bà bầu cần tránh ăn no trước khi đi ngủ, nên ăn tối cách giờ đi ngủ từ 2 - 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày không bị quá sức, tránh tình trạng bị ợ nóng.
  • Hạn chế ăn ngọt vì khi mang thai, chức năng đào thải đường sẽ giảm. Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ra đái tháo đường thai kỳ, đồng thời ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây kích thích như cà phê, trà, socola, nhất là vào buổi tối.
  • Tránh uống quá nhiều nước trước lúc ngủ để hạn chế việc thức giấc đi tiểu đêm, gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.
  • Để ngủ ngon hơn, bà bầu có thể nằm ngủ nghiêng sang bên trái, đầu gối uốn cong và chân gác lên cao. Nên sử dụng gối ôm bà bầu chuyên dụng.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn lúc mang thai không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn làm giảm stress. Điều này không những cải thiện chuột rút và còn giúp cho giấc ngủ của bà bầu tốt hơn.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here