Ý Kiến Khách Hàng

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Dấu hiệu bà bầu thiếu nước ối& cách khắc phục

Thiếu nước ối khiến thai phát triển chậm, hoạt động kém, có thể dẫn tới sinh non, trẻ suy dinh dưỡng,… Khắc phục thiếu nước ối bằng cách: uống nhiều nước, bổ sung nước dừa, nước mía và các loại nước ép trái cây theo hướng dẫn bên dưới.

Nước ối là gì, có tác dụng gì?

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, chứa trong buồng ối của thai phụ. Nước ối xuất hiện trong khoảng từ 12 – 28 ngày sau khi thụ thai, được hình thành từ 3 nguồn chính là thai nhi, màng ối và máu mẹ.
Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng, vì vậy, nước ối vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, vừa bảo vệ bé tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các cơn co tử cung.
Nước ối cũng giúp duy trì nhiệt độ ổn định của thai ở trong tử cung, cho phép bé tự do di chuyển trong túi nước ối, nhờ vậy, xương và cơ của bé phát triển cứng cáp hơn. Từ đó, các cơ quan nội tạng như phổi, thận của thai nhi phát triển đúng chuẩn và giúp cho thân nhiệt ổn định. Hơn nữa, trong dung dịch nước ối còn có chứa tế bào của thai nhi. Các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối để chẩn đoán hệ thống gen của thai và xác định tuổi thai,
Thiếu nước ối sẽ khiến cho các hoạt động của thai nhi bị hạn chế. Sự co bóp của tử cung trong trạng thái thiếu ối làm đè lên thai, thai có nguy cơ bị khiếm khuyết sau khi chào đời. Ngoài ra, thai nhi còn bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thậm chí thai có thể chết lưu. Thai phụ có nguy cơ sinh non vì suy thai. Nếu chứng thiếu ối xuất hiện sớm ở khoảng tam cá nguyệt thứ hai có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi có bất thường về hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu THIẾU NƯỚC ỐI

  • Thông thường, dấu hiệu khó chịu do mẹ bầu bị cạn ối không rõ ràng. Vì vậy, để chắc chắn, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xem mẹ bầu có bị thiếu nước ối hay không.
  • Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể tự nhận biết tình trạng này thông qua một số biểu hiện như: chu vi vòng bụng tăng lên chậm trong khi cảm nhận về hoạt động của thai nhi rõ ràng hơn trước, có lúc thai máy, đạp có thể khiến bụng mẹ bầu đau đáng kể. Điều này là do hiệu ứng của việc thiếu nước ối, bởi màng bao bọc thai nhi bị giảm, khi thai hoạt động sẽ tác động lực trực tiếp lên thành tử cung, gây ra các cơn đau co thắt. Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai sát da bụng khi sờ nắn.
  • Khi khám thai, các số liệu sẽ cho thấy đỉnh tử cung nhô lên mà chu vi vòng bụng nhỏ hơn tiêu chuẩn tương ứng với tuổi thai. Đồng thời, chỉ số nước ối AFI đo được giảm dưới 6cm, trong khi đó khoang ối bình thường đo được là từ 8 – 20cm, khi thai được 35 – 40 tuần. Thiếu ối gồm 3 mức độ là thiếu ối trung bình khi chỉ số ối đo được 5 – 7cm; thiếu ối nặng, chỉ số đo được 3 – 5cm; kết luận vô ối khi chỉ số đo được <3cm.

Bà bầu thiếu nước ối phải làm sao?

Tùy theo tình trạng cụ thể và mức độ bà bầu bị thiếu ối nhiều hay ít trong từng giai đoạn của thai kỳ mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.
  • Trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ: Mẹ bầu ít nước ối trước hết cần xác định nguyên nhân là từ mẹ hay từ thai nhi. Nếu nguyên nhân gây thiếu nước ối là từ những bệnh lý của mẹ thì bác sĩ có thể yêu cầu chấm dứt thai kỳ để điều trị những bệnh lý từ mẹ một cách triệt để. Nếu nguyên nhân xuất phát từ thai nhi đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Mẹ bầu cần nằm nghỉ, uống nhiều nước (trung bình mỗi ngày uống 2,5 – 3 lít nước khoáng) hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thường xuyên đi đo chỉ số ối 1 – 2 lần/ tuần cho đến lúc sinh. Trong trường hợp mẹ bầu quá ít nước ối nhưng thai đã được 37 tuần thì bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ.
  • “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế để tránh cạn ối trong thai kỳ, mẹ bầu nên sớm có biện pháp phòng tránh tình trạng này. Cách được xem là đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất các mẹ có thể dễ dàng thực hiện đó là uống nhiều nước, mỗi ngày  mẹ bầu nên uống từ 2,5 – 3 lít nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội. Việc uống nhiều nước mỗi ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu khiến lượng nước ối tăng lên.
  • Ngoài việc uống nước lọc, mẹ bầu có thể đa dạng các loại thức uống bằng cách uống nước ép trái cây, nước cam, chanh, nước dừa, sữa,… và nên ăn đủ chất để việc tạo nước ối được thuận lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here