Ý Kiến Khách Hàng

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi theo tuần mới nhất 2020

Cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ theo tuần chuẩn nhất với 3 cột mốc: tuần 12, tuần 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ tương ứng với: chiều dài, mức tăng cân tương ứng của bà bầu.

Cân nặng của thai nhi ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
  • Yếu tố di truyền
  • Vóc dáng của mẹ trước khi có bầu
  • Tuổi của bà mẹ mang thai
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
  • Các bệnh lý bà mẹ mắc phải: Nếu mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ thì cân nặng của con cũng bị ảnh hưởng.
  • Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại
  • Số lượng thai trong bụng mẹ, nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường. 

Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi theo từng tuần 

Mẹ bầu có biết chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần được đo như thế nào không? Cách đo cụ thể như sau:
  • Từ 8 – 19 tuần, bé sẽ được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của thai nhi bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo cho chính xác về cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được của bé gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước và cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, các đường nét cuối cùng của bé được hình thành.
Thai thừa cân có tốt không?
Thai nhi to là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ: bị hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của em bé không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Thậm chí, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng sau này hợp lý, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì rất khó cứu vãn, cùng với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…
Thai thiếu cân có sao không?
Nếu để tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, khi ra đời em bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?

Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng quá ít cân sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, các mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cao hơn vì thai quá to.
Tốt nhất, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình dao động cân nặng từ 10-12 kg trong suốt quá trình mang thai. Đối với những thai phụ mang thai đôi nên tăng từ 16-20 kg. Những mẹ bầu có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nếu bị thiếu cân so với mức chuẩn, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg. Trong khi đó, nếu mẹ thừa cân chỉ nên tăng khoảng 1kg từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5 nửa kg mỗi tuần là phù hợp.
Trên đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi và những lời khuyên để giúp mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ nào sinh bé thiếu tháng, thừa cân thì cũng không nên quá lo lắng vì mẹ có thể điều chỉnh cân nặng của trẻ theo khẩu phần ăn hàng ngày nhé! Các mẹ nên theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn này để yên tâm và có những biện pháp bổ sung dưỡng chất cũng như sinh hoạt hợp lý giúp các bé yêu phát triển tối ưu nhất nhé!
Từ khóa:
  • bảng cân nặng thai theo tuần tuổi 2020
  • bảng cân nặng thai nhi theo tuần webtretho
  • đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi
  • bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế
  • cân nặng thai nhi 35 tuần
Nguồn : https://baodinhduong.com/bang-can-nang-chuan-cua-thai-nhi-theo-tuan/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here